Cẩm tú cầu – loài hoa rất quen thuộc được sử dụng rất rộng rãi từ hoa cưới đến trang trí nhà cửa. Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều cẩm tú cầu lại chứa những chất kịch độc. Vậy thì còn chờ gì nữa, shophoatuoihanoi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về độc tố của hoa cẩm tú cầu nhé!
Độc tố của hoa cẩm tú cầu
Giới thiệu chung về hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Rất nhiều gia đình ở đây thường trồng hoa tú cầu để làm cảnh trong ngôi nhà.
Hầu hết các loại hoa tú cầu đều có màu trắng, tuy nhiên có thể thay đổi được màu sắc của hoa thông qua việc thay đổi độ Ph của đất. Lúc đầu hoa màu trắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, màu hoa phụ thuộc vào độ pH của thổ nhưỡng, ưa bóng râm ẩm thấp.
Chúng là loài cây thân mộc, hoa vô tính. Là loài cây bụi rụng lá, ưa bóng râm ẩm thấp. Lá cây hoa cẩm tú cầu mọc đối theo từng đốt trên thân, đơn giản, có cuống, mép lá hình răng cưa và đôi khi xẻ thùy.Tất cả bộ phận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải.
Độc tố của hoa cẩm tú cầu
Hoa cẩm tú cầu với những đóa hoa hình cầu màu hồng, trắng, xanh rất đẹp ta vẫn thấy được trồng làm cảnh thật ra không phải là loài cây hiền lành. Cây hoa cẩm tú cầu có độc không thì câu trả lời là tất cả bộ phân của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải. Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp, Nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới hôn mê, co giật, rối loạn tuần hoàn máu.
Trong lịch sử, thời nữ hoàng Cleopatra đã ép nhiều người hầu ăn lá và củ hoa cẩm tú cần để tự tử.
Những bông hoa rực rỡ và rất ‘bắt mắt’ này có thể khiến bé bị đau bụng sau vài giờ ăn phải. Bé có thể bị ngứa da nôn mửa , yếu ớt và toát mồ hôi. Một số còn bị hôn mê và ngừng nhịp tim.
Cách tránh độc tố của hoa cẩm tú cầu
Nếu ưa thích vẻ đẹp của cẩm tú cầu, bạn nên trồng cây hoa cẩm tú cầu ở nơi tránh xa tầm với của con trẻ. Đặc biệt, phải thường xuyên để mắt đến trẻ để tránh rùi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Tốt nhất, các bố mẹ, ông bà, người trông trẻ nên cẩn thận, tuyệt đối không để các bé nghịch, cầm hay cho bất cứ loại lá cây nào vào miệng.
Trong trường hợp có người bị ngộ độc hoa, lá của cây cảnh, bạn nên đưa đi cấp cứu ngay. Việc đầu tiên cần làm là kích thích nôn, rửa ruột để giảm thiểu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể một cách nhanh nhất. Một số biện pháp ‘cấp tốc’ như uống nước chè, nước cam thảo sắc hay than hoạt tính cũng giúp ích cho việc ngăn chặn chất độc lan tỏa trong cơ thể.
Và phía trên, các bạn đã cùng shophoatuoihanoi tìm hiểu về độc tố của hoa cẩm tú cầu. Rất hi vọng bài viết sẽ mang đến cho các bạn những kiến thức bổ ích nhé!