Nếu bạn đang phân vân muốn tìm một loại hoa để điểm tô thêm màu sắc cho khu vườn của mình thì đừng bỏ qua một lựa chọn sáng giá này – hoa mắt nai. Tuy nghe qua có vẻ lạ tai, nhưng đây là loài hoa rất đẹp, rất phù hợp để trang trí nhà cửa nhờ màu sắc tươi sáng cũng như hình dáng rất lạ mắt. Vậy thì còn chờ gì nữa, hãy cùng shophoatuoihanoi tìm hiểu về cách trồng hoa mắt nai đơn giản tại nhà nhé!
Cách trồng hoa mắt nai đơn giản tại nhà
Giới thiệu chung về hoa mắt nai
Cây thuộc dòng thân thảo thân hơi xốp và chứa nước có chiều cao từ 20cm đến 30 cm đa phần là dạng đứng một số dòng mọc dại có khả năng bò lan với kích thước nhỏ gọn và không thay đổi hình dáng quá nhiều hoa Mắt nai là dòng hoa ban công rất thích hợp cho không gian nhỏ. Lá và thân cây đều có màu xanh hơi vàng, lá hình trái tim nhưng hơi dài viền lá có răng cưa, mặt lá bóng và mọc đối nhau trên thân.
Hoa mọc theo cụm ở đầu ngọn có dạng ống .Hoa gồm 2 phần họng hoa là phần gần cuống, phần phía ngoài gọi lưỡi hay cánh hoa gồm một lưỡi hoa hướng lên trên ba lưỡi hoa hướng xuống dưới phần cánh hướng phía dưới bên trong có một chấm màu vàng, màu sắc lưỡi và ống hoa phân hai màu rõ rệt. Hoa Mắt nai đa dạng về màu sắc họng hoa chủ yếu lá màu trắng hoặc hơi tía, lưỡi hoa có màu hồng, vàng, tím, trắng. Chính vì vậy ngoài lợi thế về kích thước thì màu sắc đa dạng cũng khiến cho cây thuộc nhóm hoa ban công được yêu thích
Cách trồng hoa mắt nai
Ánh sáng
Cây ưa ánh sáng, nếu trời nắng nhiều cây vẫn sai hoa và hoa có màu sắc đẹp.
Nếu để cây tiếp xúc với ánh sáng nhiều thì cây phân nhiều cành và nhánh, cho hoa tươi thắm và nhiều,còn khi để trong bóng râm thì cây ít hoa, cành nhánh mọc dài ra khiến cây dễ bị đổ.
Nhiệt độ
Cây mắt nai có khả năng chịu đựng nhiệt độ rất tốt. Mùa hè là khoảng thời gian cây phát triển mạnh mẽ nhất. Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển từ 25-27 độ C.
Nếu gieo hạt giống thì cần nhiệt độ thấp hơn một chút, từ 20 – 25 độ C. Ở nhiệt độ này, hạt giống sẽ nảy mầm thành cây giống.
Độ ẩm
Độ ẩm thích hợp để mắt nai sinh trưởng bình thường là ở mức 60 đến 65 phần trăm. Tuy cây có khả năng chịu được hạn và chịu được ngập úng tuy nhiên vẫn cần điều chỉnh lượng nước kịp thời.
Nếu trời khô hạn thì nên tưới nước thường xuyên, khi mưa nhiều nên tháo nước kịp thời luống không bị úng qua đêm.
Đất trồng
Cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đất thích hợp nhất là loại đất phù sa hoặc thịt nhẹ, độ pH từ 6 đến 7 có khả năng giữ nước và thoát nước tốt.
Cách chăm sóc hoa mắt nai
Tưới nước: Sau khi trồng cây con, cần tưới đẫm 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều muộn. Lưu ý bạn nên tưới nhẹ nhàng, tránh để bùn đất bắn lên mặt lá. Đặc biệt nên phủ một lớp rơm rạ mỏng lên mặt luống. Khi cây đã lớn, chỉ cần tưới nhẹ vào gốc mỗi sáng sớm, không nên tưới nhiều vì cây hoa mắt nai không ưa nhiều nước.
Bón phân:
Lần 1: Sau khi trồng 10 – 15 ngày: cần bón phân đạm và kali theo tỉ lệ 1:1
Lần 2: Khi cây đã phân nhánh mạnh và bắt đầu ra nụ bón đạm và kali tỉ lệ 1:2
Lần 3: Khi cây ra 90% nụ chỉ bón đạm.
Bệnh phấn trắng: Xuất hiện ở cây mắt nai khi độ ẩm không khí cao. Vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, bệnh chủ yếu hại trên lá, khi bệnh nặng xuất hiện cả trên thân cành và nụ hoa. Bệnh này làm rụng lá, thối nụ và hoa không nở. Biện pháp : phun Anvil 5 SC.
Bệnh gỉ sắt: Xuất hiện ở cây hoa mắt nai khi nhiệt độ cao, mưa nhiều. Vết bệnh có dạng ổ nổi, màu da cam hoặc màu sắt gỉ, xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh này làm lá vàng, cháy lá và rụng sớm. Biện pháp: Phun thuốc Zineb 80 WP.
Và phía trên, các bạn đã cùng shophoatuoihanoi tìm hiểu về cách trồng hoa mắt nai đơn giản tại nhà. Rất hi vọng rằng bài viết đã mang đến cho các bạn đọc những thông tin bổ ích về loài hoa đẹp này nhé!